Description
Tình huống gặp phải khi làm quản lý đơn hàng
– Vấn đề kỹ thuật: Có thể tài liệu khách hàng gửi sang chưa đầy đủ, hoặc tài liệu hướng dẫn nhà máy còn thiếu sót, hoặc khi sản xuất phát sinh những vấn đề mà nhà máy muốn thay đổi, ko tuân theo tài liệu của mình. Khi đó, em phải đưa ra quyết định duyệt cho nhà máy sản xuất ntn.>>> Vấn đề là em cần nắm vững kỹ thuật để sản xuất dù có ko đúng như tài liệu sản xuất nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu chất lượng và các đặc điểm kỹ thuật mà khách hàng yêu cầu.
– Vấn đề về NPL: Những phát sinh về tăng định mức >> đòi hỏi MD phải kiểm tra sơ đồ của nhà máy để xác nhận có duyệt tăng định mức hay ko, nếu có thì việc bố trí cấp bù NPL thiếu do tăng định mức ntn. Và các vấn đề khác như NPL về thiếu hụt, nhà máy làm mất, hỏng… >> MD phải giải quyết làm sao để cung cấp NPL kịp thời cho sản xuất, tránh tình trạng bị đứt chuyền vì thiếu NPL.
– Vấn đề về xuất nhập khẩu: Phát sinh khi xuất hàng, có thể nhà máy bị thiếu hụt sản phẩm so với đơn đặt hàng, hàng bị sai hỏng nhiều trong khi ngày xuất hàng đã gấp… >>> MD phải xử lý: hoặc là cho sửa chữa gấp, tăng ca giãn giờ để kịp xuất hàng, hoặc là xin lùi lịch xuất hàng. Những vấn đề này thì thường phải hỏi cả ý kiến của buyer, tuy nhiên MD cũng phải tự đánh giá tình hình thực tế để đưa ra đề xuất phù hợp.
– Vấn đề sau khi xuất hàng: Có thể khi khách hàng nhận đc sản phẩm phản hồi lại các nhận xét về chất lượng sản phẩm, chất lượng đóng gói… Ví dụ như khách hàng phát hiện ra hàng nhận đc bị ướt, rách thùng carton >>> MD phải tìm hiểu nguyên nhân: lỗi do nhà máy, do kho bảo quản, do khi đóng hàng hay do quá trình vận chuyển trên tàu, xác định bộ phận phải chịu trách nhiệm…
Khi quản lý bất cứ đơn hàng nào cũng phát sinh rất nhiều vấn đề. Sự chuẩn bị ban đầu kỹ càng là tiền đề để tránh những phát sinh ko đáng có. Còn khi đã có vấn đề thì phải tuỳ điều kiện và hoàn cảnh để xử lý thôi. Cách quản lý và xử lý vấn đề là cơ sở để đánh giá hiệu quả công việc và năng lực của từng nguoi.